Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
CHẬU CÂY TRẮC XOẮN
Tên thường gọi: Cây trắc xoắn, cây trắc xoăn, cây Hinoki để bàn
Tên khoa học: Chamaecyparis tempelhof
Họ thực vật: Cupressaceae (họ Hoàng Đàn)
Chiều cao: 25cm – 35cm
Đặc điểm: Trắc xoắn là loài cây thân gỗ nhỏ, lâu năm. Loài cây này có hình dáng tương tự như cây trắc bách diệp nhưng trắc xoắn có kích thước nhỏ hơn và lá xoắn lại. Đồng thời trắc xoắn có thể thích nghi tốt trong bóng râm và chịu được ánh nắng một phần. Thân cây trắc xoắn có màu nâu, phân thành nhiều cành, chắc chắn và dẽo dai. Lá của Trắc Xoắn có hình dẹt vẩy, nhỏ, mọc xoắn chồng lên nhau thành từng lớp; trên bề mặt lá có nhiều lông con, ở đầu lá có màu phấn trắng, phần còn lại xanh đậm. Rễ cây rất khỏe, ăn sâu và rộng, rễ cây có thể ăn sâu trong đất xấu và cằn cỗi hoặc có khả năng đâm xuyên qua đá cứng.
Mục đích : Cây thường được lựa chọn để trồng chậu nhỏ trang trí bàn làm việc; phòng học; đặt kể sách, cạnh cửa sổ… hoặc cây có thể được trồng phối kết với một số loại cây khác để trang trí không gian sống; trồng bồn hoa, trồng tạo tiểu cảnh hoặc trồng làm bonsai.
Công dụng: Cây trắc xoắn có khả năng lọc không khí rất hiệu quả, giúp bớt căng thẳng, giảm stress.
Ý nghĩa phong thủy: Cây trắc xoắn có khả năng trừ tà cho người chăm sóc, mang lại sự may mắn và thành công.
Cách chăm sóc:
+ Đất trồng: Cây trắc xoắn không kén đất, trừ đất có hàm lượng vôi nhiều ra thì các loài đất khác cây điều sinh trưởng tốt cả cả đất nghèo chất dinh dưỡng.
+ Phân bón: Không cần cung cấp quá thường xuyên cho cây thường 3- 4 tháng bón cho cây một ít lượng phân DAP để giữ cho lá cây luôn được xanh tốt.
+ Nước : Cây trắc xoắn để bàn không cần tưới nhiều nước, cây có khả năng chịu hạn tốt, vì vậy một tuần tưới nước 1-2 lần là đủ.
Cây trồng trong nhà thì một tuần phải được tắm nắng 6-8 tiếng, để cây ổn định lại quá trình trao đổi chất với môi trường.
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ