Giá: 110.000đ
Giá: 120.000đ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
CÂY LỰU GIỐNG
Cây lựu
Tên thường gọi: Cây lựu, Thạch Lựu, An Thạch Lựu
Tên khoa học: Punica granatum
Họ thực vật: Punicaceae (Họ lựu)
Nguồn gốc xuất xứ : bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại
Đặc điểm: Lựu là một loại cây ăn quả, thuộc thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5-8m, thích nghi với những nơi có nhiều ánh sáng. Thân có tiết diện trụ tròn, màu xám, rất dẽo, thân có nhiều nhánh nhỏ và vương dài, thường hay rũ xuống nhìn rất yếu ớt, đây là cây lâu năm, càng lớn thì cành nhánh mọc càng nhiều tạo thành bụi dày. Lá cây thuộc lá đơn, có màu xanh bóng và mướt, lá mọc đối xứng từ thân và nhánh, cuốn lá ngắn, nhọn ở cuối lá, chính giữa phình to, lá có nhiều gân nhỏ nổi rõ, có một gân chính dài từ đầu lá đến cuối lá, còn mấy gân nhỏ đối xứng với gân chính. Hoa thường mọc ở ngọn cành hay nách lá, hoa đôi khi mọc riêng lẻ, cũng có khi mọc thành chùm. Hoa có màu đỏ đậm, thường có 5 cánh, hoa thuộc lưỡng tính, có rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả được hình thành khi kết thúc đợt hoa. Quả to tròn, có đường kính từ 8-10cm, ở đầu quả vẫn còn 4-5 lá đài tồn tại, quả có màu đỏ, nhiều chấm xanh xen kẻ, khi quả chín có màu vàng và đỏ tía, vỏ quả dày và cứng, bên trong có nhiều hạt được chia bởi lớp ngăn. Hạt có vỏ mọng bao bọc bên ngoài có màu hồng trắng, nhiều nước ăn rất ngon và ngọt.
Công dụng: Cây Lựu chủ yếu trồng làm cây ăn quả, vì trái lựu rất ngon và kinh tế cao. Bên cạnh đó nhiều người còn sử dụng cây lựu để làm cây cảnh, trồng trong sân vườn, tạo cảnh quan ở công viên, hay trường học... Ngoài ra các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc, chẳng hạn như: Trái của cây lựu chữa được các bệnh lao phổi, viêm phế quản ở người già, tre em ăn không tiêu hay nhiễm ký sinh trùng,…. Lá của cây có thể trị bệnh ghẻ ngứa, vết thương lở lét,…Vỏ quả lựu hay vỏ của thân cây cũng có thể chữa trị đau nhức răng,…
Ý nghĩa phong thủy: Cây lựu mang lại tài lộc phú quý cho người trồng, khi để trước sân vườn hay trồng chậu chưng ở sảnh trước nhà sẽ giúp đón vượng khí vào nhà, người phụ nữ trồng cây này mang lại sự duyên dáng và trẻ trung.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
+ Ánh Sáng: Cây ưa áng sáng trực tiếp, nhiệt độ cao, không chịu ngập úng, vì vậy phải trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng và thoát nước tốt.
+ Nước: Khi trồng bên ngoài đất thì phải tưới nước thường xuyên, một ngày tưới một lần, khi tưới phải tưới luôn lên phần thân và lá để rửa sạch bụi bẩn cho cây dễ quang hợp. Nếu trồng chậu thì lượng nước tưới ít hơn, khi thấy đất khô hãy tưới nước cho cây. Khi Hoa bắt đầu nở thì phải giữ lượng nước vừa phải và duy trì độ ẩm cho cây.
+ Đất - Chế độ dinh dưỡng: Cây Lựu ưa đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, và thoát nước tốt, ngoài ra định kỳ hằng tháng phải bổ sung phân hóa học cho cây, nếu cây trong chậu thì không nên bón nhiều phân đạm sẽ làm cây ít ra hoa ra trái, Ngoài ra cũng phải bổ sung phân xanh, hửu cơ hoặc trùn quế cho cây để cây sinh trưởng tốt, đến kỳ ra hoa phải tăng cường phân NPK.
+ Sâu bệnh hại: cây thường bị rệp sáp và rầy nâu, khi phát hiện phải phun thuốc để duyệt trừ, cắt tỉa những cành cây dài, và mọc um tùm, để lại những cành chính cho cây khỏe mạnh.
Nhân giống
Cây Lựu nhân giống bằng cách chiếc cành và ươm mầm cây con từ hạt, ngày nay phổ biến nhất vẫn là chiếc cành, vừa hiệu quả mà vừa nhanh ra hoa có trái.
Giá: 110.000đ
Giá: 120.000đ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ