Cây hoa xuyến chi là một loại thực vật thân thảo thường mọc thành những cây bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang . Cây hoa xuyến chi có vị đắng, ngọt nhạt, hơi cay, tính hàn. Cây hoa xuyến chi đã được chứng minh bởi các nhà khoa học và có nhiều các như : thanh nhiệt, giải độc dùng chữa mẩn ngứa, bện ngoài da, viêm họng, viêm mũi, dạ dày, thận gan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 công dụng chính của cây hoa xuyến chi đối với sức khỏe của bạn trọng bài viết dưới đây.
Ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới, các bộ phận của hoa xuyến chi như mầm, ngọ non và lá non thường được dùng làm thực phầm hoặc dùng làm vị thuốc.
Hoa xuyến chi bao gồm có hai phần. Phần hoa giả từ lá bắc có năm cánh màu trắng (hoa) và phần hoa thật có tràng hoa hình ống màu vàng. Khi hoa tàn, phần múi gai trong nhụy hình thành dạng quả, các hạt được phát triển từ nhụy hoa và di chuyển theo chiều gió. Khi hạt của quả tới những noi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thành những cây xuyến chi mới.
Cây xuyến chi thường được mọc tự nhiên nhưng hiện nay nhiều nơi trên thị trường hoa cảnh cũng có bán các loại hạt cho những người yêu thích xuyến chi (Chúng ta cũng phải phân biệt được hoa xuyến chi không giống hoa hồng leo xuyến chi)
Cây xuyến chi vốn mọc hoang nên nó rất dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khác nhau, nên việc chăm sóc rất dễ dàng. Nếu trồng ở những vùng đất ẩm như; bờ mương, bờ suối thì không cần tưới thì cây vẫn phát triển tốt.
Trong dân gian người ta thường lấy hoa xuyến chi đắp trực tiếp vào những vết côn trùng cắn, rắn cắn nhờ khả năng ngừa viêm của nó. Hoặt chất flavoness và polyynes được con người tìm thấy trong hoa xuyến chi có tác dụng ngăn khối u ở những người bị bệnh ung thư phát triển.
Cây hoa xuyến chi còn được xem là một loài thực vật có khả năng làm giảm các triệu chứng của những người đái tháo đường nhờ cytopoloyne và polyynes có trong hoa xuyến chi. Tinh dầu trong lá của hoa xuyến chi là một hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Cây hoa xuyến chi cũng được làm cỏ trang trí trong khuôn viên gia hoặc công viên giúp tăng thêm vẻ đẹp tươi mát cho khu vườn.
Cây hoa xuyến chi là loại thảo dược thiên nhiên ban tặng cho con người và được đánh giá có rất nhiều tác dụng, bài viết này xin đưa tới những tác dụng cơ bản của cây với sức khỏe của chúng ta.
1. Tác dụng của cây xuyến chi
1.1. Hoa xuyến chi có tác dụng sát trùng vết thương do côn trùng cắn
Cây hoa xuyến chi trong thành phần của mình có kháng viêm nên có thể sử dụng cây làm thuốc sát trùng các vết thương cho những người bị côn trùng, rắn, bọ cạp, nhện…
Chuẩn bị đơn thuốc:
– Chuẩn bị; Khoảng 100g hoa xuyến chi tươi, 300ml nước
– Rửa sạch hoa xuyến chi rồi sắc lên bằng ấm
– Uống nước sắc 3 lần trong một ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ.
– Bôi một lượng nhỏ dung dịch này lên vết cắn sẽ giúp kháng viêm
1.2. Hoa xuyến chi có tác dụng chữa mề đay, da mẩn ngứa
Trong thành phần của hoa xuyến chi có tác dụng làm mát da và sát khuẩn nên tương tự như cây ngải cứu, có thể xuyến chi được làm thuốc cho những người có bệnh về da
Bài thuốc chữa mề đay, mẩn ngứa từ cây hoa xuyến chi:
– Chuẩn bị: xuyến chi bỏ rễ 200g, 4-5 lít nước sạch
– Rửa sạch cây và đun sôi
– Pha với nước lạnh cho vừa rồi tắm hàng ngày
– Chà kỹ xuyến chi đã được đun sôi vào những vùng bị ngưa
– Sử dụng 2-3 lần sẽ có hiều quả ngay.
1.3. Hoa xuyến chi có tác dụng chữa đau răng
Cây hoa xuyến chi đem ngâm rượu có thể chữa đau răng rất hiệu quả
Bài thuốc chữa đau răng từ cây hoa xuyến chi
– Chuẩn bị: xuyến chi 500g ngâm cùng 1l rượu
– Sau khi ngâm khoảng 1 tháng có thể ngậm 1 lượng nhỏ mỗi khi đau răng
– Mỗi ngày ngậm 2 lần
1.4. Hoa xuyến chi có tác dụng hỗ trợ bệnh tiểu đường
Xuyến chi là loài cây chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, bài thuốc từ xuyến chi được mọi người áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Dung dịch chiết xuất từ xuyến chi có thể giúp hạ đường huyết, tăng insulin trong máu. Tuy không chữa khỏi hoàn toàn nhưng bài thuốc dưới đây sẽ giúp hỗ trợ, làm bệnh thuyên giảm một cách có hiệu quả.
Bài thuốc điều trị chữa bệnh tiểu đường từ cây hoa xuyến chi:
– Chuẩn bị: 500g xuyến chi đã bỏ rễ và 2 lít nước
– Đun sôi rồilấy nước uống hàng ngày, môi ngày uống 3 lần.
1.5. Hoa xuyến chi có tác dụng chữa các bệnh về họng
Bài thuốc điều trị,chữa các bệnh về họng từ xuyến chi:
– Chuẩn bị: 20g cây hoa xuyến chi, 15g sài đất, 15g ngân kim hoa, 15g thảo đất, 15g lá húng chanh, 1 lít nước
– Rửa sạch các loại , trộn đều rồi sắc, để nhỏ lửa cho đến khi lượng nước còn khoảng 300ml
– Chia làm 3 lần uống trong ngày
– Sử dụng hàng ngày trong khoản 1 tuần sẽ thấy có hiệu quả
2. Tác dụng phụ của hoa xuyến chi và lưu ý khi dùng
Mặc dù xuyến chi là loài cây rất lành tính và không gây ngộ độc, tuy nhiên trong quá trình sử dụng nên lưu ý.
2.1. Tác dụng phụ của cây xuyến chi
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào nói về tác dụng phụ của hoa xuyến cho đối với sức khỏe của con người. Thuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng sử dụng loại thảo dược tự nhiên này trong quá tình chữa bệnh của minh
Xuyến chi dại có thể gây kích ứng cho những người dị ứng với thực vật học cúc. Họ này bao gồm cỏ phấn hương, chi cúc, cúc vạn thọ, tiểu cúc và một số loài cây khác.
Liều lượng sử dụng xuyến chi cho từng người khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng… Nếu chúng ta không chắc chắn về liều lượng thì hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế cũng như những hướng dẫn trên phần bao bì đựng sản phẩm.
2.2. Những đối tượng không nên dùng xuyến chi
Với những tác dụng phụ như trên, các đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi dưới dạng thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh:
– Những người dị ứng với thực vật học cúc nên tránh sử dụng cây xuyến chi dưới bất cứ hình thức nào. Nếu bạn chỉ ắc chứng dị ứng nói chung, nên đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để có kết luận về thể trạng trước khi sử dụng cây xuyến chi
– Khoa học ngày nay vẫn chưa chứng minh được tác dụng và tác hại của hoa xuyến chi đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, bệnh nhân hoặc người đang chuẩn bị phẫu thuật hay đang trong quá trình điều trị phải dùng thuốc. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này nên tránh sử dụng xuyến chi dưới mọi hình thức, tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Trong quá trình sử dụng xuyến chi nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào hãy dừng lại và lập tức tới cơ sở y tế gần nhất.
3. Cây xuyến chi sử dụng trọng cuộc sống hàng ngày
Đối với xuyến chi chúng ta có thể làm thức ăn hàng ngày hoặc cũng có thể làm thuốc chữa bệnh.
Lá, hoa, chồi, cánh hoa xuyến chi đều có vị dịu nhẹ tự nhiên, và đặc biệt phù hợp thêm vào những món ăn như: salad, canh, bánh mỳ hoặc các hầm khác. Lá xuyến chi có chứa hàm lượng vitamin A và C rất cao, có hương vị đặc biệt khi ăn cùng cac loại phomai.
Chúng ta có thể sử lấy chồi xuyến chi non trong salad thay cho hạt bạch hoa. Phần hoa còn lại có thể để làm thứ trang trí cho món ăn, món tráng miệng hoặc làm kẹo tùy theo sở thích.
Bạn có thể lấy xuyến chi làm thực phẩm hoặc thuốc, sự tích về hoa cũng như nghĩa hoa cũng vô cùng ấn tượng là biều hiện cho tình yêu trường tồn, bền vững, thủy chung, chờ đợi và yêu thương lẫn nhau, nên đôi khi hoa cũng được lấy làm nguyên liệu để cắm một bình hoa vô cùng độc đáo lại không tốn 1 “xu” nào.
3.1. Sử dụng ngoài da
– Lấy thuốc sắc hàng ngày ngâm hoặc rửa tay
– Chườm trực tiếp lá hoặc bã xuyến chi lên vết thương, vết đau hàng ngày đến khi khỏi
– Sử dụng thuốc mỡ có chứa xuyến chi cho các vùng xương khớp đau nhức
3.2. Sử dụng theo đường ăn uống
– Sắc xuyến chi để lấy nước xuyến chi uống
– Pha trà xuyến chi để làm đồ uống hàng ngày thay nước
– Ngâm xuyến chi trong rượu làm thuốc
– Xay sinh tố xuyến chi cùng với các loại hoa quả., nguyên liệu khác dùng hàng ngày là một loại đồ uống ưa thích của nhiều chị em phụ nữ.
– Lấy xuyến chi dầm giấm (một loại muối dưa sử dụng xuyến chi).