Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
CÂY HẸ
Cây hẹ
Tên thường gọi: Cây hẹ, cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo…
Tên khoa học: Allium ramosum
Họ thực vật: Alliaceae (họ Hành)
Nguồn gốc: ở vùng Đông Nam Á.
Đặc điểm mô tả: Cây thân thảo nhỏ, cao 20-50cm, mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Thân chỉ vươn cao khi cây hẹ đã già, cuối ngọn thân mang một chùm hoa. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lần ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Hạt nhỏ, nằm trong quả nang, khi lấy hạt phải đập bể vỏ quả.
Công dụng: Hẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong ẩm thực Việt và là vị thuốc tốt trong Y học dân gian. Hẹ có thể dùng trong rất nhiều món ăn mà điển hình là cháo, các món rau sống, xào, bánh hẹ,…Hương vị hẹ gây cảm giác kích thích thèm ăn, không chỉ đem lại thẫm mỹ mà còn tạo hương vị rất tốt. Trong Y học dân gian, hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm với nhiều công dụng như: trị mộng tinh, đau lưng, khản tiếng, ho, cầm máu, tiêu đờm, tán huyết,bổ dương, tốt cho thận, táo bón,…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
+ Ánh sáng: Cây chịu sáng trực tiếp đến râm bán phần
+ Đất: phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen (đất dinh dưỡng và thoát nước tốt).
+ Cách trồng: Trồng hẹ bằng cách tách bụi. Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
+ Tưới nước: Cần tưới nước hằng ngày, tưới nhẹ, giữ ẩm với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.
+ Thu hoạch: Thu hoạch ở phần lá. Sau khi thu hoạch cần bổ sung phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục và phát triển lá mới.
Nhân giống: Cây hẹ có thể nhân giống bằng sinh sản vô tính như tách chồi để trồng và có thể trồng bằng hạt.
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ