Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
CÂY KHỔ QUA
Cây khổ qua
Tên thường gọi: Cây khổ qua, cây mướp đắng.
Tên khoa học: Momordica charantia
Họ thực vật: Cucurbitaceae (họ Bầu bí)
Nguồn gốc: từ vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi
Đặc điểm mô tả: Mướp đắng là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Thân leo hàng chục mét, phân nhiều nhánh phụ bao phủ cả vùng rộng. Thân dây có lông tơ. Lá đơn mọc cách và xẻ thùy sâu. Phiến nhiều lông, màu xanh lục đậm, vành mép hình răng cưa. Khi già úa lá chuyển vàng rồi rụng, nó theo giai đoạn thời gian ko theo mùa. Chúng ta dễ dàng ươm trồng cây mướp đắng nhiều thời điểm trong năm, từ lúc gieo trồng cho đến ra hoa khoảng 3 tháng, và thu hoạch sau 1-2 tháng sau đó. Hoa màu vàng nhạt, hoa đơn mọc từ nách, hoa cái và hoa đực cùng chung gốc. Quả mang hình dáng xù xì sởn gai. Quả hình bầu dục hoặc hình bầu tròn, tùy theo giống trồng quyết định nên hình thể của quả, trên thị trường hiện nay khổ qua được lai tạo rất nhiều giống, mỗi giống đều có đặt trưng riêng. Toàn thân, lá và quả có vị đắng, bên trong chứa nhiều hạt cứng. Lúc non quả có màu xanh, khi chín chuyển sang vàng tươi, hạt chi chín thì lớp bao phủ bên ngoài màu đỏ đậm.
Công dụng: Mướp đắng là một loại thực vật giàu chất dinh dưỡng mạnh mẽ bao gồm một loạt các hợp chất có lợi. Chúng bao gồm các hóa chất hoạt tính sinh học, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, tất cả đều góp phần vào tính linh hoạt đáng kể của nó trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, B2 và B3, cũng như vitamin B9 (folate). Trái cây cũng rất giàu khoáng chất bao gồm kali, canxi, kẽm, magiê, phốt pho và sắt, và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Giá trị y học của mướp đắng được cho là do tính chất chống oxy hóa cao của nó một phần do phenol, flavonoid, isoflavone, tecpen, anthroquinones và glucosinolate, tất cả đều tạo nên vị đắng. Hầu như tất cả bộ phận của cây đều dùng được, từ thân lá, hoa, quả và bộ rễ. Người Việt Nam thường dùng lá khổ qua để nấu nước tắm trị nhiều bệnh ngoài da, còn quả dùng để nấu canh hay xào…Ứng dụng trong cảnh quan, trồng làm cảnh, che bóng mát...
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Khổ qua – mướp đắng là cây dây leo hàng năm. Chúng không thể phát triển tốt nếu trồng bò dài trên mặt đất. Mặt khác khi trồng chúng cần phải làm giàn đỡ, hoặc cho bò leo lên bờ rào, bờ lưới, cọc chống…
+ Ánh sáng: Mướp đắng cần nhiều ánh sáng, từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Thích hợp để trồng ngoài trời, không gian rộng không bị che khuất. không trồng cây nơi bóng râm
+ Nhiệt độ: Thích mát mẻ, ít chịu lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 27 độ C
+ Đất: Chọn vùng đất tốt, độ canh tác lâu năm, độ bền kết cấu và nhiều dinh dưỡng. Trước khi giao trồng phải làm hệ thống thoát nước cho chúng
+ Nước: Không chịu ngập, cần nhiều nước. Tưới hằng ngày cho cây
+ Phân bón: Chia làm nhiều giai đoạn, cấp đủ phân thì cây mới phát triển mạnh, quả to và chất lượng. Giai đoạn trước khi trồng, kết hợp với làm đất là bón lón phân chuồng (bò, gà, dê…). Sau khi cây ra lá thật bón thêm phân đạm, đến khi ra hoa kết trái tăng cường Kali, NPK..
Nhân giống:
Cây mướp đắng được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt. Hạt ươm từ 5-7 ngày là trồng được. hoặc gieo trực tiếp xuống đất,trong vòng 10 ngày cây cho lá thật
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ